L-FABP nước tiểu – một dấu ấn sinh học mới của tổn thương ống lượn gần

Ngày nay, việc chẩn đoán sớm tổn thương ống thận và rối loạn chức năng ống thận là một việc rất cần thiết vì nó quyết định điều trị bệnh thận thành công. Tuy nhiên, cho đến gần đây, trong cấp cứu y khoa, để chẩn đoán tổn thương thận, người ta vẫn sử dụng một số dấu ấn sinh học đã có từ khá lâu với độ nhạy và độ đặc hiệu chưa đủ cao như NGAL (netrophil gelatinase-associated lipocain), NAG (N-acetyl-β-D-glucosaminidase), albumin nước tiểu và creatinin huyết thanh. Gần đây, protein gắn acid béo type gan (Liver-type fatty acid-binding protein: L-FABP), một protein được sản xuất chủ yếu ở ống lượn gần, có trong nước tiểu, đang trở nên một ứng cử viên quan trọng cho mục tiêu này.

1. Sinh học của L-FABP

Protein gắn acid béo type gan (Liver-type fatty acid-binding protein: L-FABP) là một loại protein trong gia đình các FABP, có khối lượng phân tử 14 kDa.

L-FABP khu trú chủ yếu ở bào tương các tế bào ống lượn gần của thận, cũng có ở tế bào gan, ruột, …             

L-FABP tham gia vào con đường truyền tín hiệu của sự chuyển hóa của acid béo chuỗi dài ở bào tương, thúc đẩy sự bài tiết các sản phẩm của sự peroxy hóa lipid, góp phần bảo vệ tế bào. L-FABP nước tiểu (urinary L-FABP) được bài tiết từ ống lượn gần do stress oxy hóa (oxidative stress) hoặc do rối loạn vi tuần hoàn cấp (microcirculation disorder), còn gọi là thiếu máu cục bộ (ischemia) ở ống thận, trước khi xảy ra tổn thương mô

L-FABP nước tiểu được xem như một dấu ấn sinh học để dự đoán diễn biến chức năng thận trong các bệnh thận như tổn thương thận cấp, trong các bệnh thận mạn không do đái tháo đường, …

2. Sử dụng:

L-FABP nước tiểu được sử dụng để chẩn đoán phân biệt mức độ của tổn thương thận cấp, chẩn đoán sớm bệnh thận mạn có kèm theo rối loạn chức năng ống thận, theo dõi tiến triển và hiệu quả điều trị bệnh thận do đái tháo đường, xác định rối loạn vi tuần hoàn cấp (thiếu máu cục bộ) ở ống thận.

3. Chỉ định: 

L-FABP nước tiểu được chỉ định khi một người có các dấu hiệu và triệu chứng của tổn thương thận cấp, của bệnh thận mạn kèm tổn thương ống thận tiến triển, hiệu quả điều trị bệnh thận do đái tháo đường hoặc của thiếu máu cục bộ thận ở ống thận.

4. Giá trị tham chiếu:

Giá trị tham chiếu của L-FABP nước tiểu tính theo tỷ lệ của mức độ L-FABP/ Creatinin nước tiểu ở người khỏe mạnh bình thường (không có tiền sử đái tháo đường, bệnh thận, bệnh gan, bệnh mạch vành, các xét nghiệm về chức năng gan, thận và nước tiểu, dung nạp glucose bình thường, không bị rối loạn lipid máu, không tăng huyết áp, không thiếu máu hoặc viêm, và chỉ số khối cơ thể BMI 18-25, n=150) là < 8,4 µg/g Creatinin.

Mức độ L-FABP nước tiểu không có sự khác nhau giữa nam và nữ, và chỉ tăng ở người trên 70 tuổi.

Mẫu nước tiểu sử dụng cho xét nghiệm L-FABP nước tiểu có thể là nước tiểu buổi sáng bỏ phần đầu bãi (first-void morning urine), nước tiểu lấy ngẫu nhiên (spot urine) hoặc nước tiểu trong 24 giờ (24 hour collected urine) vì chúng cho các giá trị tương quan rất chặt chẽ (r=0,92-0,93; P<0,0001).

5. Ý nghĩa lâm sàng:

5.1. Đối với tổn thương thận cấp (acute kidney injury: AKI):

– L-FABP nước tiểu là một dấu ấn sinh học có giá trị trong chẩn đoán phân biệt mức độ nặng của tổn thương thận cấp (acute kidney injury: AKI).

  • L-FABP nước tiểu có hiệu lực để phát hiện tổn thương thận cấp khi tiếp nhận bệnh nhân hoặc dự đoán khả năng hồi phục của bệnh nhân suy tim cấp (acute heart failure: AHF) có kèm theo hoặc không kèm theo bệnh thận mạn (chronic kidney disease: CKD)
So sánh diện tích dưới đường cong ROC của các thông số nước tiểu về tổn thương thận cấp và creatinine huyết thanh (Doi K và cộng sự, 2011)
  • L-FABP nước tiểu có thể giúp phát hiện các bệnh nhân có nguy cơ cao đối với các sự kiện mạch vành tim sau hội chứng mạch vành cấp (acute coronary syndrome: ACS).

– L-FABP nước tiểu có thể giúp đánh giá mức độ nặng và dự đoán tiên lượng của nhiễm khuẩn huyết (sepsis). L-FABP nước tiểu tăng một cách có ý nghĩa ở các bệnh nhân shock nhiễm khuẩn và việc điều trị bằng kháng sinh thích hợp có thể là giảm sự tăng này.

Mức độ L-FABP nước tiểu ở các bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết ở các mức độ khác nhau 
(Nakamura T, 2009)

5.2. Đối với bệnh thận mạn (chronic kidney disease: CKD) có kèm theo rối loạn chức năng ống thận:

– Mức độ L-FABP nước tiểu có sự tương quan với mức độ tổn thương của ống lượn gần ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn.

 Vì L-FABP cũng được thể hiện ở gan và ruột nên L-FABP máu có thể tăng trong bệnh gan hoặc ruột. Ở các bệnh nhân bị bệnh gan có chức năng thận bình thường,  L-FABP máu tăng gấp 7 lần ở người khỏe mạnh, nhưng L-FABP nước tiểu không khác nhau một cách có ý nghĩa với ở người khỏe mạnh. Ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn (CKD) có chức năng gan bình thường, L-FABP nước tiểu tăng một cách có ý nghĩa so với cả ở người khỏe mạnh và ở người bị bệnh gan, trong khi L-FABP máu tăng một cách có ý nghĩa so với ở người khỏe mạnh, điều này được cho là do sự giảm độ lọc cầu thận ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn.

So sánh về bệnh học tế bào ống lượn gần và mức độ L-FABP nước tiểu ở bệnh nhân bệnh thận mạn do đái tháo đường (DN) và bệnh nhân bị hội chứng thận thay đổi tối thiểu (MCNS): a) Tế bào bệnh học ở bệnh thận đái tháo đường; b) Tế bào bệnh học ở Hội chứng thận thay đổi tối thiểu; c) Số điểm tổn thương mô 5 trong cả hai nhóm; d) Mức độ L-FABP nước tiểu (µg/gCr) ở hai nhóm. **P<0,01.

– Mức độ L-FABP nước tiểu cũng phản ánh gánh nặng stress ống thận (tubular stress burden).

– L-FABP nước tiểu có độ nhạy cao hơn các dấu ấn sinh học protein nước tiểu khác nên có thể sử dụng để theo dõi bệnh thận: mức độ L-FABP nước tiểu tăng khi bệnh thận tiến triển và giảm khi bệnh thuyên giảm.

– L-FABP nước tiểu còn giúp dự đoán tiên lượng bệnh thận mạn.

So sánh mức độ L-FABP máu (4a) và L-FABP nước tiểu (4b) ở bệnh nhân bị bệnh gan, bệnh nhân bị bệnh thận mạn với người khỏe mạnh. 

5.3. Đối với bệnh thận do đái tháo đường (diabetic nephropathy):

5.3.1. Đối với bệnh thận do đái tháo đường type 1:

Trong đái tháo đường type 1, L-FABP nước tiểu tăng trong giai đoạn sớm, ngay cả trước khi có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng nào của tổn thương cầu thận được phát hiện đã củng cố thêm giả thuyết rằng “giai đoạn ống thận’ (tubular phase) trong sự phát triển của bệnh thận do đái tháo đường. L-FABP nước tiểu được xem là một yếu tố dự đoán độc lập của microalbumin niệu và tử vong. L-FABP nước tiểu thật sự được sử dụng như một yếu chỉ dẫn cho sự tổn thương ống thận sớm trong quá trình đái tháo đường và do đó có thể được xem như một dấu ấn mới trong dự đoán bệnh thận do đái tháo đường.

Sự thay đổi một số dấu ấn sinh học ở các trạng thái albumin niệu khác nhau ở bệnh nhân đái tháo đường type 1 (Nielsen SE, 2010)

5.3.2. Đối với bệnh thận do đái tháo đường type 2:

L-FABP nước tiểu phản ánh chính xác mức độ nặng của bệnh thận do đái tháo đường type 2 và mức độ của nó cao ngay cả ở bệnh nhân có mức độ albumin niệu bình thường (normoalbuminuria). Hơn nữa, mức độ L-FABP nước tiểu là một yếu tố nguy cơ đối với sự tiến triển của bệnh thận do đái tháo đường. Theo dõi giai đoạn tiến triển và hiệu quả điều trị bệnh thận do đái tháo đường: mức độ L-FABP nước tiểu tăng lên ở bệnh nhân có độ lọc cầu thận (estimated glomerular filtration rates: eGFR) giảm thể hiện một sự tương quan dương giữa huyết áp tâm thu và tỷ lệ protein/ creatinin nước tiểu ở các giai đoạn khác nhau của bệnh thận.

Sự thay đổi L-FABP nước tiểu và một số thông số sinh học theo mức độ nặng của bệnh thận do đái tháo đường ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 (Kamijo-Ikemori A 201).

5.4. Xác nhận rối loạn vi tuần hoàn (microcirculation disorder) hay thiếu máu cục bộ (ischemia) ở ống thận:

Stress oxy hóa và sự thiếu máu cục bộ kích thích ống lượn gần bài tiết L-FABP vào nước tiểu, vì vậy, L-FABP là một dấu ấn sinh học nước tiểu thích hợp cho sự tổn thương ống thận do thiếu máu cục bộ.

L-FABP nước tiểu – một dấu ấn sinh học mới của tổn thương ống lượn gần

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to top