RPR ĐỊNH LƯỢNG – Phương pháp hiện đại trong sàng lọc và theo dõi điều trị GIANG MAI

1. Ý nghĩa xét nghiệm RPR

Xét nghiệm RPR (Rapid Plasma Reagin) là một xét nghiệm đo độ đục miễn dịch dùng để định lượng in vitro kháng thể kháng lipid giang mai trong huyết thanh và huyết tương người trên các hệ thống máy sinh hoá, nhằm sàng lọc kháng thể giang mai trong máu của người bệnh. Xét nghiệm này nhằm phân biệt xoắn khuẩn giang mai đối với các vi khuẩn gây bệnh khác trong xét nghiệm Syphilis lần đầu. 

Ý nghĩa của xét nghiệm này được hiểu như sau: Sự hiện diện của kháng thể kháng lipid giang mai trong huyết thanh và huyết tương có thể sử dụng cùng với kết quả từ các phương pháp khác và thăm khám lâm sàng để hỗ trợ bác sĩ lâm sàng chẩn đoán và theo dõi nhiễm giang mai. 

Xét nghiệm tự động này dựa trên nguyên lý xét nghiệm ngưng kết miễn dịch sử dụng hạt latex làm tăng cường phản ứng.

Đồng thời, xét nghiệm này cũng có vai trò trong việc theo dõi tiến triển điều trị bệnh đối với người đã xác định nhiễm cũng như đánh giá hiệu quả của lộ trình điều trị. Nếu lượng kháng thể có xu hướng giảm thì chứng tỏ người bệnh đáp ứng tốt với liệu trình đã điều trị và ngược lại nếu lượng kháng thể có xu hướng tăng hoặc không thay đổi thì cần xem xét, hiệu chỉnh phương pháp điều trị hay thay thế một phương pháp khác.

Ngoài ra, xét nghiệm giang mai RPR cũng có thể dùng để xác định kháng thể xoắn khuẩn giang mai trong dịch não tủy (RPR dịch não tủy) hoặc trong nước ối (RPR nước ối) đối với bệnh nhân đang mang thai.

2. Nhận định kết quả:

  • Xét nghiệm giang mai RPR âm tính (-): không bị giang mai, 
  • Xét nghiệm RPR dương tính (+): có thể đã mắc bệnh giang mai.

Tuy nhiên, xét nghiệm RPR chẩn đoán bệnh giang mai không phải lúc nào cũng chính xác vì không phải lúc nào cơ thể cũng tạo ra các kháng thể đặc biệt phản ứng với vi khuẩn giang mai. Ở những người mắc giang mai giai đoạn đầu có thể cho kết quả RPR âm tính.

Bên cạnh đó, có không ít trường hợp xét nghiệm RPR cho kết quả dương tính giả. Nguyên nhân là do rối loạn hệ miễn dịch tự nhiên trong cơ thể, bệnh ung thư, tuổi tác hoặc phụ nữ mang thai. Vì vậy, nếu kết quả RPR dương tính, người bệnh nên làm thêm một vài xét nghiệm giang mai khác.

3. RPR trong các phác đồ chẩn đoán giang mai

3.1. Phác đồ xét nghiệm chẩn đoán giang mai cổ điển

3.2. Phác đồ xét nghiệm chẩn đoán giang mai theo khuyến cáo của IUSTI 2014 của Châu Âu.

  • Việc chẩn đoán giang mai cần nhiều thông tin tổng hợp từ: bệnh sử, lâm sàng, cận lâm sàng..
  • Nếu chỉ dựa vào lâm sàng thì rất khó để chẩn đoán chính xác bệnh giang mai.

Chính vì vậy, các xét nghiệm huyết thanh học có vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán bệnh giang mai.

RPR ĐỊNH LƯỢNG – Phương pháp hiện đại trong sàng lọc và theo dõi điều trị GIANG MAI

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to top