Định lượng INSULIN – Xét nghiệm chẩn đoán hạ đường huyết & kháng insulin trong đái tháo đường

1. Insulin là gì?

Insulin là nội tiết tố có chuỗi peptide gồm 51 acid amin với phân tử lượng 5808 dalton, được tiết ra bởi tế bào β của tụy đảo Langerhans trong tuyến tụy, và vào hệ tuần hoàn chung qua tĩnh mạch cửa và gan. Các phân tử insulin có hoạt tính sinh học là dạng đơn phân và bao gồm hai chuỗi polypeptide, một chuỗi α gồm 21 acid amin và một chuỗi β gồm 30 acid amin liên kết với nhau qua cầu disulphide. 

Insulin là sản phẩm sinh tổng hợp của tiền chất preproinsulin chuỗi đơn, là chất sau đó bị phân cắt tạo thành proinsulin. Các protease đặc hiệu tiếp tục phân cắt proinsulin để tạo insulin và peptide liên kết (peptide-C), chúng được đổ đồng thời vào máu với nồng độ đẳng mol. Insulin trong máu tuần hoàn có thời gian bán thải từ 3‑5 phút và được ưu tiên giữ lại và phân hủy tại gan. Do đó chỉ khoảng một nửa insulin đi vào hệ tuần hoàn. Sự bất hoạt hoặc bài tiết proinsulin và peptide-C chủ yếu diễn ra trong thận và hầu như không có peptide-C được giữ lại ở gan. Kết quả là nồng độ trong huyết thanh của peptide-C cao hơn insulin. Trình tự acid amin của insulin được bảo tồn rất tốt, vì vậy trước khi phát triển insulin người biến đổi gen, vẫn có thể sử dụng thành công insulin heo hoặc bò trong điều trị đái tháo đường. Insulin tác động thông qua các thụ thể đặc hiệu và chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi cho sự hấp thu glucose của tế bào gan, mô mỡ và mô cơ; đây chính là cơ sở cho tác dụng gây hạ đường huyết.

2. Vai trò của Insulin trong cơ chế cân bằng đường huyết

Sau khi ăn lượng đường trong máu tăng lên, insulin được phóng thích để cho phép glucose di chuyển vào các tế bào, đặc biệt là các tế bào cơ và mỡ (chất béo), Glucose được sử dụng để sản xuất năng lượng. Insulin cũng thúc đẩy gan lưu trữ đường dư thừa còn lại trong máu dưới dạng glycogen để lưu trữ năng lượng ngắn hạn và/hoặc sử dụng nó để sản xuất axit béo. Cuối cùng các axit béo được các mô mỡ sử dụng tổng hợp thành chất béo trung tính ( Triglycerids) là một dạng dự  trù năng lượng tập trung và lâu dài hơn.

Không có insulin, glucose không đi đến được hầu hết các tế bào của cơ thể. Nếu không có glucose, các tế bào đói và nồng độ đường trong máu tăng lên đến mức bất thường. Điều này có thể gây ra rối loạn tiến trình chuyển hóa bình thường, kết quả là gây các rối loạn khác nhau, bao gồm cả bệnh thận, bệnh tim mạch, thị lực và các vấn đề về thần kinh. Vì vậy, bệnh tiểu đường, liên quan với rối loạn giảm insulin, cuối cùng là một tình trạng đe dọa tính mạng.

Những người bị bệnh tiểu đường type 1 sản xuất insulin rất ít và như vậy yêu cầu cuối cùng là điều trị bổ sung insulin. Bệnh tiểu đường type 2 thường liên quan đến đề kháng insulin, tăng lên theo thời gian. Những người bị bệnh tiểu đường type 2 ban đầu có thể được kiềm chế với những thay đổi lối sống như chế độ ăn uống và tập thể dục. Cuối cùng, họ cũng phải dùng thuốc uống làm tăng sự nhạy cảm của các tế bào của cơ thể với insulin hoặc kích thích cơ thể sản xuất insulin nhiều hơn. Bệnh nhân tiểu đường type 2, cuối cùng cũng có thể cần phải sử dụng tiêm insulin để đạt được mức độ glucose bình thường.

Kháng insulin cũng có thể được nhìn thấy ở những người có hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), tiền đái tháo đường hoặc bệnh tim, hội chứng chuyển hóa, và với các rối loạn liên quan đến tuyến yên hoặc tuyến thượng thận.

Mức insulin và glucose phải được cân bằng. Tăng insulin là dư thừa một số lượng insulin trong máu. khác hơn so với đề kháng insulin, tăng insulin cũng thường được thấy ở những người bị insulinomas hay người dùng insulin ngoại sinh. Tăng insulin gây ra lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết), có thể dẫn đến đổ mồ hôi, đánh trống ngực, đói, nhầm lẫn, mờ mắt, chóng mặt, ngất xỉu, và co giật. Glucose là một nguồn cung cấp năng lượng duy nhất cho bộ não, khi glucose thiếu thốn nghiêm trọng do tăng insulin trong máu có thể khá nhanh chóng dẫn đến sốc insulin và tử vong.

3. Kết quả xét nghiệm có ý nghĩa là gì?

Rối loạnMức độ insulin lúc đóiMức độ glucose lúc đói
Khôngbình thườngbình thường
kháng insulin↑↑bình thường hoặc ↑
Không sản xuất insulin đủ bởi các tế bào beta (như đã thấy trong viêm tụy, bệnh tiểu đường)↓ ↓↓ ↓
Hạ đường huyết do insulin dư thừa (có thể được nhìn thấy trong insulinomas, Cushings, sử dụng dư thừa insulin ngoại sinh, v.v…bình thường hoặc ↑ ↑↓ ↓

4. Phương pháp định lượng Insulin của Sekisui

Xét nghiệm in vitro dùng để định lượng insulin người trong huyết thanh và huyết tương người.

Trong các mẫu, phản ứng kháng nguyên-kháng thể xảy ra giữa insulin và các hạt latex phủ kháng thể đơn dòng của chuột kháng insulin người, tạo thành các hạt ngưng kết. Nồng độ insulin trong mẫu được xác định bằng cách đo sự ngưng kết hay đo sự thay đổi của độ hấp thụ.

Định lượng INSULIN – Xét nghiệm chẩn đoán hạ đường huyết & kháng insulin trong đái tháo đường

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to top