Ý nghĩa lâm sàng của HbA1c trong đái tháo đường
1. HbA1c là gì?
HbA1c còn được gọi là – hemoglobin được glucose hóa – HbA1c tăng lên khi hemoglobin kết hợp với glucose trong máu và trở nên “glucose hóa”
Bằng cách định lượng HbA1c, các bác sĩ lâm sàng có thể tạo ra một bức tranh tổng thể về lượng đường huyết trung bình của chúng ta trong vài tuần hoặc một vài tháng.
Điều đáng lưu tâm với các bệnh nhân mắc đái tháo đường là HbA1c ở mức cao, khiến cho các bệnh nhân này có nguy cơ cao bị các biến chứng liên quan đến đái tháo đường.
HbA1c còn được gọi với tên là Hemoglobin A1c hoặc chỉ đơn giản là A1c.
2. Làm thế nào mà HbA1c có thể biểu thị được chính xác lượng đường huyết trung bình?
Khi cơ thể dung nạp và xử lý đường thành glucose, khi này glucose trong máu sẽ gắn vào các hemoglobin
Lượng glucose gắn với Hb tỉ lệ thuận với tổng lượng đường có trong cơ thể của chúng ta
Bởi vì thời gian sống của hồng cầu là từ 8 đến 12 tuần, cho nên việc định lượng HbA1c có thể được sử dụng để phản ánh lượng đường huyết trung bình trong khoảng thời gian đó, và giúp cung cấp một phương pháp đo hữu ích cho việc kiểm soát đường huyết lâu dài.
3. HbA1c mục tiêu (???????????????????? ????????????????????????)
HbA1c mục tiêu được hướng tới trong điều trị cho bệnh nhân mắc đái tháo đường là: 48 mmol/L (6.5%).
Lưu ý: Đây là mục tiêu chung và các bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường nên được các chuyên gia y tế đặt ra các mục tiêu điều trị riêng phù hợp với từng người.
4. HbA1c trong chẩn đoán:
HbA1c có thể chỉ ra những bệnh nhân bị tiền đái tháo đường và đái tháo đường dựa vào các giá trị sau:
• Người bình thường: HbA1c < 42 mmol/L (or < 6%)
• Tiền đái tháo đường: 42 < HbA1c < 47 mmol/L (6% < HbA1c < 6.4%)
- Đái tháo đường: > 48 mmol/L ( > 6.5%).
5. Lợi ích của việc giảm HbA1c là gì?
Theo nghiên cứu của UKPDS (The United Kingdom Prospective Diabetes Study) và DCCT (Diabetes Chronic Complications Trial), đã chứng minh rằng việc cải thiện chỉ số HbA1c xuống 1% (hay 11 mmol/L) ở bệnh nhân mắc đái tháo đường type 1 hoặc type 2 giúp giảm đến 25% các yếu tố nguy cơ gây các biến chứng mạch máu nhỏ:
Biến chứng mạch máu nhỏ bao gồm:
- Biến chứng võng mạc
- Biến chứng thần kinh
- Biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người mắc đái tháo đường type 2, mỗi khi HbA1c giảm được 1% thì tương đương với:
- Giảm 19% nguy cơ mắc đục thủy tinh thể
- Giảm 16% nguy cơ mắc suy tim
- Giảm 43% nguy cơ bị cắt cụt chi hoặc tử vong do các bệnh mạch máu ngoại biên.
6. HbA1c/Sekisui:
– Phương pháp đo: Phương pháp enzyme.
Phương pháp này dựa trên sự tác dụng của Enzyme với các HbA1c và các thành phần của Hemoglobin
– Oxy hóa để loại các chất cạnh tranh. Sử dụng enzyme phân giải HbA1c thành các peptid và amino acid. Axit amin–glucose làm cơ chất cho phản ứng enzyme FVO xúc tác tạo thành H2O2, sau đó tạo phức màu và đo độ hấp thụ.
– Tính toán nồng độ HbA1c theo độ hấp thụ của dung dịch tạo thành.
Ưu điểm
– Độ nhạy cao, độ chính xác
– Trực tiếp xác định % HbA1c
Nhược điểm
– Có thể bị ảnh hưởng bởi các chất khác có trong mẫu.